Quy trình thực hiện trám răng Inlay và Onlay

Răng bị sâu, bị vỡ, mẻ hoặc bị mòn bề mặt (thường gọi là răng bị mất chất) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Trong những trường hợp như vậy, nha sĩ sẽ sử dụng phương pháp chữa trị chuyên khoa Inlay hoặc Onlay để phục hồi mặt nhai của răng. Vậy Inlay, Onlay là gì và quy trình thực hiện chúng ra sao?

  • Inlay là một phần răng mới được làm bằng chất liệu sứ, tạo ra sự phục hồi và thẩm mỹ gần như với răng gốc trước khi bị mất chất. Inlay được dùng trong trường hợp răng bị vỡ/tổn thương trên một bề mặt.
  • Onlay được áp dụng trong trường hợp răng bị tổn thương rộng hơn từ 2 bề mặt trở lên (trường hợp nặng hơn sẽ phải phục hồi toàn bộ mặt răng bằng cách bọc mão răng mới).

Ưu điểm của Inlay và Onlay :

Bảo tồn mô răng tối đa :

Khi lựa chọn phục hồi Inlay Onlay, bác sĩ sẽ mài mô răng bạn tối thiểu. Do đó, mô răng khỏe mạnh sẽ được bảo tồn tối đa. Đây sẽ là 1 lựa chọn cực kỳ tốt nếu như bạn chỉ bị sâu răng từ nhẹ đến trung bình

Thẩm Mỹ :

Inlay và Onlay được làm bằng sứ với công nghệ CAD/CAM- mang đến cho bạn thẩm mỹ lâu dài, không bị đổi màu như những miếng trám composite thông thường, dễ dàng vệ sinh và chải rửa.

Cứng chắc và ổn định:

Inlay và Onlay có độ cứng cao, khít sát với răng, giúp bảo vệ răng và phục hồi răng sâu hoặc mất chất, bền vững với thời gian.

Bảo vệ răng yếu:

InlayOnlay thậm chí giúp tăng cường sức mạnh cho răng của bạn hơn cả răng thật.

Tại TT Nha Khoa Dr.Hùng & CS, InlayOnlay được làm bằng chất liệu sứ tốt nhất như Zirconia, Vita, E-max và Nano Porcelain và được thiết kế, đúc bằng kỹ thuật CAD/CAM đảm bảo tái tạo được hình dáng tự nhiên của răng, phục hồi gián tiếp lên răng sâu khít sát tuyệt đối và bền chắc.

Cách bước quy trình thực hiện Inlay – Onlay:

Bước 1: Dùng mũi khoan lấy sạch mô răng bị mục nát hoặc quá mỏng.

Bước 2: Lấy dấu răng.

Bước 3: Kỹ thuật viên sẽ làm khuôn miếng Inlay – Onlay vừa khít với xoang răng đã chuẩn bị.

Bước 4: Sau cùng, miếng Inlay – Onlay sẽ được gắn vào xoang răng bằng một loại xi – măng đặc biệt.

Cách chăm sóc, duy trì Inlay – Onlay

  • Cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh được nguy cơ sâu răng tái phát quanh viền xoang trám dẫn đến sứt Inlay – Onlay.
  • Nếu làm bằng sứ, không nên ăn nhai đồ ăn cứng để tránh làm vỡ sứ do lực nhai quá tải.
  • Nên tái khám định kỳ để kiểm tra nếu răng có vấn đề gì.

Vật liệu dùng cho Inlay và Onlay·

Kim loại/hợp kim: Cr-Ni (non-Beryllium), Titanium từ 4 – 6%, Vàng, Quý kim (72% – 86% vàng). Bán quý kim (màu trắng, 2% – 54% vàng).

Ưu điểm của các vật liệu này là cứng chắc, không mòn, tuy nhiên không đáp ứng tốt về mặt thẩm mỹ vì thế thường được bác sĩ chỉ định cho các răng cối phía trong.

Ngoài ra còn có những Inlay/ Onlay được làm bằng vật liệu sứ- kim loại (sườn kim loại bên ngoài phủ sứ) hoặc vật liệu toàn sứ như Empress – Cergo – Cercon Zirconia… Đây là những mão răng thẩm mỹ sẽ cho màu sắc gần giống răng thật. Tuy nhiên có thể dễ vỡ nếu lực nhai quá tải.

Tùy vào tình trạng tổn thương của răng, vị trí và chức năng của răng bị tổn thương… mà bác sĩ sẽ giúp bạn chọn lựa những vật liệu làm Inlay, Onlay phù hợp. Có thể nói, giải pháp Inlay/Onlay, việc bảo tồn những chiếc răng bị hư hỏng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *